Thành Lập Công Ty Offshore Hong Kong – Chiến lược giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt rào cản thương mại Mỹ
Thuế quan Mỹ đối với Việt Nam
Mỹ được xem là một trong những đối tác xuất nhập khẩu lớn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, việc này đang ngày càng đối mặt với nhiều thách thức hơn do chính sách thương mại mới của Mỹ.
Vào ngày 02/04/2025 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chính sách mới về thuế quan. Trong đó, Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Một số mặt hàng chủ lực đã và đang chịu sự giám sát chặt chẽ hoặc bị áp thuế cao như:
-
- Gỗ dán và đồ gỗ: Nhiều sản phẩm từ gỗ của Việt Nam bị Mỹ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp.
- Sản phẩm dệt may và da giày: Dù chưa chịu thuế trừng phạt trực tiếp, nhưng vẫn nằm trong nhóm có nguy cơ cao do kim ngạch lớn và cạnh tranh trực tiếp với ngành sản xuất của Mỹ.
- Nông sản và thủy hải sản: Các mặt hàng như cá tra, tôm, hạt điều… thường xuyên bị điều tra chống bán phá giá, đi kèm các mức thuế chống trợ cấp gây ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu.
- Gỗ dán và đồ gỗ: Nhiều sản phẩm từ gỗ của Việt Nam bị Mỹ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điều này không chỉ làm tăng chi phí cho nhà xuất khẩu Việt Nam mà còn khiến hàng hóa mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ từ nước khác trên thị trường Mỹ.
Áp lực từ thuế quan Mỹ tác động đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
Do sự siết chặt về thuế và tiêu chuẩn từ Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang thị trường này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ việc sụt giảm đơn hàng, gia tăng chi phí hậu cần cho đến việc bị từ chối thông quan do không đáp ứng đủ điều kiện.
Theo giới phân tích, các mặt hàng nông, thủy, hải sản chủ lực như cá tra, tôm, cà phê, tiêu, điều… đều đang đối mặt với áp lực lớn. Nhiều đơn vị phải đối mặt với bài toán tồn kho, cắt giảm sản lượng, thậm chí rút lui khỏi thị trường Mỹ. Đặc biệt là mặt hàng tôm, không chỉ đối mặt với thuế nhập khẩu mới, hiện xuất khẩu tôm Việt Nam còn đang chịu sức ép từ 2 vụ kiện chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) tại Mỹ. Nếu Mỹ tiếp tục áp thêm thuế từ các vụ kiện này, tôm Việt có thể phải gánh tới 3 loại thuế.
Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp tối ưu hơn trong chuỗi cung ứng và cấu trúc pháp lý.
Giải pháp chuyển hướng thị trường từ Mỹ sang Trung Quốc cho doanh nghiệp Việt
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tích cực đàm phán các biện pháp thương mại mới với phía Mỹ và điều chỉnh chính sách nhằm tìm ra giải pháp khắc phục các rủi ro thuế quan tiềm ẩn. Ngoài việc giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt các thỏa thuận mới cho phép các tập đoàn Mỹ hoạt động tại Việt Nam. Các biện pháp này, về mặt lý thuyết, sẽ giúp thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa Mỹ và giảm thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ theo thời gian.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc mức thuế suất nhập khẩu 46% mà Mỹ đã công bố được áp dụng trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào kết quả của những cuộc đàm phán sắp diễn ra giữa hai Chính phủ.
Do đó, các đơn vị chức năng địa phương đã được đề nghị chỉ đạo bám sát địa bàn sản xuất. Các doanh nghiệp, đơn vị sẽ nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản...; nhằm tìm kiếm thị trường mới. Hiện tại, không ít doanh nghiệp Việt đang dần chuyển hướng khách hàng và kênh phân phối sang các nước trong khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc – một trong những thị trường tiêu thụ lớn và ổn định.
Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc không chỉ lớn mà còn có những yêu cầu khắt khe về giấy tờ và quy trình nhập khẩu, khiến việc tiếp cận trực tiếp đôi khi gặp nhiều rào cản. Bên cạnh đó, chính sách thuế, thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hóa nội địa tại Trung Quốc có thể phức tạp hơn đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy, để xuất khẩu vào Trung Quốc một cách hiệu quả và tối ưu thuế quan, các doanh nghiệp Việt ngày càng có xu hướng sử dụng giải pháp trung gian qua pháp nhân tại các khu vực trung lập như Hong Kong. Đây được xem là cầu nối hiệu quả giúp:
-
- Đơn giản hóa thủ tục thương mại với Trung Quốc.
- Tránh các rủi ro chính sách và kiểm soát xuất xứ khắt khe,
- Tăng tính chủ động trong định giá và điều phối logistics tại châu Á.
Việc đặt nền tảng hoạt động tại một trung tâm tài chính, thương mại quốc tế như Hong Kong sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình mở rộng tầm ảnh hưởng toàn khu vực, thay vì chỉ phụ thuộc vào một thị trường đơn lẻ.
Lợi thế từ việc thành lập công ty offshore Hong Kong – giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Hong Kong là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu châu Á với hệ thống pháp luật minh bạch, chính sách thuế ưu đãi và cơ sở hạ tầng tài chính vượt trội. Việc thành lập công ty offshore tại Hong Kong giúp doanh nghiệp Việt:
1. Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc dưới pháp nhân Hong Kong:
Giảm thiểu rủi ro về thuế quan và tránh các chính sách phân biệt đối xử với doanh nghiệp Việt nhờ hiệp định CEPA giữa Hong Kong và Trung Quốc.
CEPA là hiệp định thương mại tự do giữa Hong Kong và Trung Quốc. Khi doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc dưới pháp nhân là công ty Hong Kong, thì có thể tối ưu chi phí thuế nhờ vào các lợi ích chính của CEPA:
- Miễn thuế nhập khẩu đối với phần lớn hàng hóa có xuất xứ từ Hong Kong khi nhập vào Trung Quốc.
- Thủ tục hải quan đơn giản, xử lý nhanh gọn hơn so với hàng từ các quốc gia khác.
- Không có hạn ngạch (quota) đối với hàng hóa được hưởng CEPA.
- Ưu đãi đặc biệt cho ngành dịch vụ, giúp doanh nghiệp Hong Kong dễ dàng hoạt động tại Trung Quốc
2. Tối ưu chi phí vận hành và dòng tiền
Theo quy định tại Hong Kong, các công ty offshore sẽ không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu không phát sinh doanh thu tại Hong Kong. Đây là một chính sách thuế giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và giảm áp lực tài chính. Ngoài ra, Hong Kong không đánh thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế nguồn vốn, hay thuế chuyển nhượng cổ phần, tạo ra môi trường đầu tư linh hoạt và ít rào cản.
Bên cạnh đó, thành lập công ty tại Hong Kong còn giúp doanh nghiệp dễ dàng mở tài khoản ngân hàng quốc tế, tiếp cận các dịch vụ tài chính đa dạng, từ chuyển tiền, giao dịch đa tiền tệ, đến sử dụng các cổng thanh toán điện tử quốc tế.
3. Tăng uy tín thương mại
Việc sở hữu pháp nhân Hong Kong giúp cho tăng độ tin cậy khi giao dịch, ký kết hợp đồng quốc tế, đặc biệt trong các ngành có yêu cầu cao về minh bạch tài chính như thương mại, logistics, dịch vụ số, công nghệ, hoặc tài chính.
Ngoài ra, Hong Kong còn đóng vai trò cầu nối đặc biệt quan trọng trong các giao dịch xuyên Á – Âu. Nhiều nhà mua hàng quốc tế, đối tác lớn tin tưởng doanh nghiệp có đăng ký tại Hong Kong hơn do tính minh bạch và hệ thống pháp lý rõ ràng.
Hơn nữa, không chỉ riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp còn có thể xuất hàng đi các nước khác dưới danh nghĩa công ty Hong Kong, giúp dễ thích ứng với các thay đổi chính sách từ Mỹ và các thị trường khác hơn.
Global Offshore Company - Đối tác chiến lược, đồng hành dài hạn
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp quốc tế, chúng tôi tự tin cung cấp giải pháp trọn gói và cá nhân hóa, từ tư vấn mô hình phù hợp, thành lập công ty Hong Kong, mở tài khoản ngân hàng quốc tế, đến hỗ trợ tuân thủ pháp lý, kế toán và vận hành hiệu quả.
Không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, chúng tôi còn là người đồng hành giúp doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Trung Quốc, và hơn nữa là toàn cầu bằng một hệ thống pháp nhân minh bạch, linh hoạt và mạnh về thương hiệu.
Hàng trăm doanh nghiệp Việt đã lựa chọn mô hình thành lập công ty offshore ở Hong Kong để giảm gánh nặng về thuế, cũng như tăng cường độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường xuất nhập khẩu hiện nay.
Global Offshore Company luôn sẵn sàng để cung cấp các giải pháp dành riêng cho doanh nghiệp của quý khách. Liên hệ ngay để được tư vấn và bắt đầu hành trình mở rộng toàn cầu một cách thông minh – hiệu quả – hợp pháp!
-
- Hotline/zalo: +84 766 23 31 31
- Email: info@globaloffshorecompany.com
- Website: www.globaloffshorecompany.com
- Facebook: https://www.facebook.com/globaloffshorecompany